Nội dung:
Khi bắt đầu khởi nghiệp các doanh nhân sẽ có tầm nhìn, định hướng bán một sản phẩm mà họ nghĩ là có tiềm năng. Có rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, nhưng phổ biến được nhiều người sử dụng nhất là mô hình Dropshipping. Vậy mô hình dropshipping là gì? Các mô hình dropshipping nào là tốt? Hãy tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới bạn nhé!
Mô hình dropshipping là gì?
Mô hình dropshipping nó là gì?
Mô hình dropshipping là một mô hình kinh doanh bán lẻ trong đó người bán sẽ không cần lưu trữ các mặt hàng ở trong kho cửa hàng của mình. Thay vào đó hàng hóa sẽ được lưu trữ ở bên thứ 3, khi có khách hàng đặt hàng thì người bán chỉ cần mua lại ở bên thứ 3 này và báo cho họ giao trực tiếp đến khách hàng. Do đó người bán không cần trực tiếp xử lý sản phẩm giao đến tay khách hàng.
Bên thứ 3 này thường là nhà bán buôn, nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất sản phẩm. Trong mô hình Dropshipping này thường thì người bán sẽ không có cửa hàng, mà chỉ mua hàng từ bên thứ 3 theo yêu cầu của khách hàng mà thôi, nên hình thức này trở nên phổ biến được nhiều người sử dụng.
Ưu điểm của Dropshipping
Vị trí linh hoạt
Bạn có thể bắt đầu kinh doanh theo mô hình Dropshipping mà không nhất thiết phải có một văn phòng lớn, đẹp. Bạn có thể lựa chọn vị trí kinh doanh linh hoạt, có thể kinh doanh ngay tại nhà hoặc bất kỳ nơi đâu mà bạn thích.
Vốn khởi nghiệp ban đầu thấp
Vốn để kinh doanh ban đầu thấp hơn nhiều so với các mô hình kinh doanh khác
Trong mô hình kinh doanh Dropshipping bạn không cần phải có vốn đầu tư quá cao. Do bạn không cần phải mở cửa hàng thuê mặt bằng kinh doanh, vì vậy nên số vốn khởi nghiệp ban đầu thấp hơn so với các mô hình kinh doanh khác. Thêm nữa do tính đơn giản của mô hình Dropshipping, nên chi chí hoạt động doanh nghiệp bạn bỏ ra rất thấp, do không phải trả thuế nhập khẩu, lương nhân viên hoặc tiền thuê phương tiện vận chuyển.
Sản phẩm đa dạng và dễ bắt đầu
Khi kinh doanh với mô hình Dropshipping thì bạn có thể lựa chọn bán nhiều sản phẩm ứng với nhu cầu của từng loại khách hàng. Việc bắt đầu cũng dễ hơn rất nhiều, bạn không cần phải có kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể . Bạn không cần phải quá quan tâm tới các thủ tục thông quan, theo dõi và xử lý hàng tồn kho.
Nhược điểm của mô hình Dropshipping
Lợi nhuận thấp
Loại hình kinh doanh Dropshipping này mang lại tỷ suất lợi nhuận thấp. Do nó rất dễ để bắt đầu nên sẽ có nhiều người mở cửa hàng kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau, từ đó sự cạnh tranh sẽ rất lớn. Để tăng doanh số bán hàng, thông thường mọi người sẽ có xu hướng giảm giá các mặt hàng sản phẩm xuống. Điều này dẫn đến lợi nhuận sẽ thấp trên bất kỳ sản phẩm nào mà bạn bán.
Quản lý hàng hóa
Khi thực hiện mô hình kinh doanh này hàng việc quản lý hàng hóa bạn sẽ không nắm được. Bạn sẽ không biết được, chất lượng hàng hóa gửi tới khách hàng có tốt không và khi, khách không thể nhận được hàng thì bạn sẽ bị khiếu nại từ bên thứ 3 chứ không phải khách hàng.
Nhà cung cấp không trung thực
Nhà cung cấp Dropshipping không trung thực dễ dẫn đến mâu thuẫn
Hầu như mọi người khi bắt đầu kinh doanh với mô hình Dropshipping sẽ nghĩ là sẽ được giao dịch trung thực với nhà cung cấp tức là bên thứ 3. Nhưng thực thế không như vậy, các nhà cung cấp Dropshipping thường sẽ tính phí thêm, nên điều này có thể dẫn ra xung đột 2 bên với nhau.
Dropshipping cho người mới bắt đầu
Kinh doanh bằng mô hình Dropshipping được rất nhiều người sử dụng vì bạn không cần phải tích trữ các mặt hàng bạn đang bán và vốn để bắt đầu kinh doanh thấp.Dưới đây là các bước chi tiết để giúp bạn bắt đầu kinh doanh với mô hình Dropshipping, một cách hiệu quả có ưu thế hơn để cạnh tranh với các nhà bán lẻ khác. Lời khuyên cho bạn là cần nhiều chăm chỉ để có thể kinh doanh thành công loại hình này:
Bước 1: Chọn ngành hàng sản phẩm
Ngành hàng bạn chọn phải là ngành mà bạn có kinh nghiệm hoặc sở thích với nó. Không nên chọn ngành hàng có những sản phẩm khó bán. Nếu bạn không đam mê với ngành mà bạn chọn, bạn sẽ nhanh chóng gặp phải chán nản trong quá trình mở rộng kinh doanh mô hình Dropshipping.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường cạnh tranh
Nghiên cứu thị trường cạnh tranh là bước không thể thiếu
Lưu ý rằng khi kinh doanh bằng mô hình Dropshipping bạn sẽ phải cạnh tranh với những người bán lẻ khác và những “gã khổng lồ” bán lẻ khác trên khắp thế giới. Những hầu như mọi người đều mắc phải sai lầm nghiêm trọng là lựa chọn bán những sản phẩm độc là có tính cạnh tranh ít. Dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp do ít ai mua.
Bạn nên chọn những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, chất lượng vì điều này thể hiện là nhu cầu thị trường đang rất cao, nếu bạn bán các sản phẩm này thì lợi nhuận sẽ tăng cao hơn.
Bước 3: Tìm nhà phân phối tốt
Thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng đảm bảo một nhà cung cấp tốt. Hầu hết các nhà cung cấp đều nằm ở nước ngoài, giao tiếp trở thành một vấn đề khó khăn. Nếu bạn không tin tưởng vào các nhà cung cấp tiềm năng của mình, đừng nghỉ ngơi hãy tiếp tục tìm kiếm một nhà phân phối đáng tin cậy.
Bước 4: Xây dựng trang web thương mại điện tử
Bạn cần xây dựng trang web để kinh doanh. Để tạo trang web bạn cần thuê một nhà thiết kế web, để trang web chuyên nghiệp hơn thu hút người khách hàng vào mua. Hoặc bạn có thể mở cửa hàng trên các nền tảng mua sắm trực tuyến như Amazon, eBay, Shopee để phát triển đầu tư.
Bước 5: Tạo kế hoạch thu hút khách hàng
Bạn có một mặt hàng kinh doanh online tốt và trang bán hàng thương mại điện tử hoàn hảo, nhưng hãy nhớ rằng không có khách hàng mua thì điều đó cũng hoàn toàn vô ích. Vì vậy bạn cần lập một kế hoạch thu hút khách hàng, hiện nay kế hoạch thu hút khách hàng tốt nhất là quảng bá truyền thông trên các mạng xã hội.
Điều này giúp bạn tạo ra doanh thu dễ dàng ngay từ đầu và góp phần mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng, bạn cần nghĩ đến kế hoạch kinh doanh lâu dài. Bạn có thể thu thập và thiết lập email tự động cung cấp các ưu đãi và giảm giá đặc biệt. Đây là cách tận dụng cơ sở dữ liệu để nâng cao doanh số bán hàng mà không cần phải tốn thêm chi phí để quảng cáo.
Bước 6: Phân tích và tổng kết
Thường xuyên phân tích dữ liệu và tổng hợp doanh thu để tối ưu trang web
Để phát triển kinh doanh mô hình Dropshipping lên một tầm cao mới, bạn cần theo dõi dữ liệu, doanh số bán hàng xác định lợi nhuận từng sản phẩm là bao nhiêu. Xem lại các bước tối ưu trang web để tăng lợi nhuận trong đợt bán hàng tiếp theo.
Các mô hình Dropshipping phổ biến nhất
Mô hình Dropshipping phổ biến nhất là bán các sản phẩm trên trang web của bạn và sản phẩm thì được bên thứ 3 vận chuyển cho khách hàng.
Sau khi đã thỏa thuận xong, nhà cung cấp sẽ gửi ảnh và giá của các mặt hàng. Kế đến bạn sẽ đặt những sản phẩm đó và đem bán chúng trên trang web, cửa hàng của mình. Nên nhớ nhiệm vụ chính của bạn là sẽ bán sản phẩm, còn nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm giao hàng cho khách. Ở nước ta mô hình Dropshipping được dùng nhiều là dropshipping shopee, dropshipping lazada, dropshipping amazon,..
Những sai lầm thường thấy
Đa số phần lớn mọi người đều sẽ thất bại trong tháng đầu tiên họ sẽ từ bỏ mô hình Dropshipping do hoạt động kinh doanh không phát triển hoặc không có lợi nhuận. Rồi sẽ cho rằng mô hình này không hiệu quả và sẽ chuyển sang mô hình khác.
Lí do có những sai lầm trên là hầu như các nhà bán lẻ không có kinh nghiệm, chỉ làm theo cảm tính và không có kế hoạch dự phòng những rủi ro. Việc không chịu nghiên cứu kỹ càng thì trường và ngành hàng cũng là lý do dẫn đến thất bại.
Lời chia sẻ cuối
Tóm lại để thành công trong mô hình kinh doanh Dropshipping này, đầu tiên bạn hãy bắt đầu xác thực ý tưởng kinh doanh mô hình dropshipping trước khi bạn tiến hành mở cửa hàng và tạo trang web để bán. Chúc bạn thành công.
Comments