Nội dung:
Khách hàng là yếu tố cần thiết mà mọi doanh nghiệp cần để tăng doanh thu và phát triển công ty. Nếu không có khách hàng, một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển được. Đối với mỗi chủ doanh nghiệp thì việc hiểu biết thêm về các loại khách hàng là điều quan trọng. Vậy làm thế nào để phân loại nhóm khách hàng. Cùng nguoicantho khám phá ngay bạn nhé!
Khách hàng là gì?
Khách hàng là những người mua và sử dụng sản phẩm từ một số cửa hàng nhất định. Khách hàng có thể quay lại mua sắm tại cửa hàng vì họ đã hài lòng với chất lượng sản phẩm đã mua và giá cả được cung cấp.
Khi cảm thấy yêu thích sản phẩm, khách hàng sẽ rất khó để bỏ rơi bạn dù cho bạn có tăng giá đi nữa. Khách hàng thông thường chỉ bỏ đi khi chất lượng và dịch vụ của cửa hàng bạn bị giảm đi nhiều so với trước.
Các loại khách hàng điển hình
Để dễ dàng phân loại khách hàng, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu các loại khách hàng điển hình bạn nhé.
1. Khách hàng trung gian
Đây là loại khách hàng chỉ đóng vai trò trung gian và không sử dụng sản phẩm của một công ty. Khách hàng trung gian có thể được tìm thấy ở những đại lý du lịch, những người đặt vé du lịch hoặc phòng ở cho khách hàng khác. Một ví dụ khác để bạn dễ hiểu hơn là một nhà phân phối thương mại, mua sản phẩm từ công ty lớn và sau đó phân phối chúng cho các cửa hàng khác nhỏ lẻ khác.
2. Khách hàng nội bộ
Khách hàng nội bộ là những khách hàng đến từ nội bộ công ty mua một sản phẩm hoặc dịch vụ để bán lại cho người khác. Khách hàng nội bộ là đại diện bán hàng làm việc chặt chẽ với công ty bạn. Vì vậy, khách hàng nội bộ không phải là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Khách hàng nội bộ sẽ là những nhân viên trong công ty, có thỏa thuận hợp tác với công ty để đôi bên cùng có lợi. Để tối đa hóa hiệu suất của mình, khách hàng nội bộ cần có sự cộng tác tốt và làm việc nhóm để thu hút được nhiều khách hàng bên ngoài. Ví dụ: Như nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing và những nhóm nhân viên khác.
3. Khách hàng bên ngoài
Khách hàng bên ngoài là những khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty. Vì vậy khách hàng bên ngoài có thể được gọi là khách hàng cuối cùng. Cách tốt nhất để có được lòng tin và sự trung thành từ khách hàng bên ngoài là tạo ra những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của họ.
Khi khách hàng đã hài lòng với chất lượng sản phẩm, họ sẽ thường xuyên sử dụng sản phẩm của bạn, giúp doanh thu ổn định. Ngoài ra, họ sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn cho người thân hoặc bạn bè mình. Điều này giúp nâng cao hình ảnh sản phẩm, giúp bạn có được sự tin tưởng từ nhiều khách hàng tiềm năng. Từ đó doanh thu sẽ ngày càng cao hơn.
Đặc điểm của các loại khách hàng trong marketing
Một số đặc điểm của các loại khách hàng trong marketing:
Khách hàng thích giá rẻ: Khách hàng này thường không thực sự quan tâm đến chất lượng của sản phẩm / dịch vụ. Trong tâm trí họ chỉ suy nghĩ làm thế nào để có được sản phẩm / dịch vụ giá rẻ. Thường là những khách hàng bình dân.
Khách hàng thích chất lượng: Đối tượng khách hàng này thường quan tâm đến chất lượng hơn là giá cả của sản phẩm / dịch vụ mà họ đã mua. Nếu giá cắt cổ nhưng sản phẩm chất lượng tốt thì nhóm khách hàng này vẫn sẽ mua.
Khách hàng trung thành với thương hiệu: Những khách hàng này sẽ coi trọng thương hiệu hơn chất lượng và giá cả. Một người có lòng trung thành với thương hiệu sẽ khó tiếp cận hơn. Bởi vì những khách hàng này đã cảm thấy thoải mái với thương hiệu. Đối với những người bạn muốn cung cấp một sản phẩm / dịch vụ mới, thì bạn phải dành thêm kiến thức chuyên môn để thuyết phục họ sử dụng sản phẩm / dịch vụ của bạn.
Khách hàng cao cấp: Những khách hàng này là những khách hàng thích sự sang trọng hoặc những người cảm thấy rằng sản phẩm họ định mua là một sản phẩm xa xỉ. Thông thường những khách hàng này là những khách hàng thích sưu tập những món đồ có phiên bản giới hạn. Vì những mặt hàng này rất ít được tìm thấy trên thị trường và có giá trị rất cao.
Khách hàng tự phát: là những khách hàng ngẫu nhiên bắp gặp và tiếp xúc với công ty. Họ chỉ sử dụng 1 lần và sẽ rất khó để khiến họ trung thành với công ty / sản phẩm của bạn. Bởi vì họ có xu hướng mua sản phẩm theo ý muốn.
Xem thêm: Cách giữ chân khách hàng cũ
Cách phân tích khách hàng đơn giản nhất
Phân tích khách hàng nhằm mục đích tìm ra người tiêu dùng có khả năng mua sản phẩm của doanh nghiệp nhất. Nếu phân tích của bạn thành công, thì bạn sẽ có thể tăng chuyển đổi bán hàng.
Chuyển đổi bán hàng là một hành động tiếp theo được thực hiện trên trang web kinh doanh của công ty. Việc gia tăng chuyển đổi bán hàng này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và bản chất của doanh nghiệp. Một cách tốt nhất có thể được thực hiện là phân tích loại khách hàng.
Từ phân tích khách hàng, bạn có thể tác động đến một số nhóm khách hàng và nhu cầu của chính họ. Sau đó, bạn có thể hiểu được nhu cầu của họ, từ đó đưa ra các phương pháp thúc đẩy khách mua hàng.
Để phân tích nhóm khách hàng, bạn có thể thực hiện theo 3 bước sau:
1. Xác định khách hàng bạn đã có
Bạn càng hiểu rõ khách hàng của mình, thì quá trình phân tích sẽ càng tốt hơn. Khi bạn đã hiểu khách hàng của mình, bạn cần phân loại họ thành các nhóm con có động cơ và đặc điểm giống nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu chưa tiếp cận để có thể tiếp cận và thu hút họ trở thành khách hàng của mình.
2. Biết nhu cầu của từng nhóm khách hàng
Sau khi quá trình xác định hoàn tất, bước tiếp theo là tìm hiểu nhu cầu của từng nhóm nhỏ khách hàng. Bước này được thực hiện để đáp ứng được tốt nhu cầu của từng khách hàng, họ sẽ cảm thấy thoải mái và trung thành với thương hiệu của bạn.
3. Tìm ra nhu cầu của khách hàng
Bước tiếp theo là tìm ra nhu cầu của khách hàng để sản phẩm của bạn có thể đáp ứng nhu cầu của từng nhóm nhỏ khách hàng. Bạn cũng cần tìm giải pháp cho các vấn đề của khách hàng đặt ra. Những rủi ro bạn cũng phải lường trước được và có biện pháp khắc phục.
Xác định khách hàng mục tiêu cho cửa hàng
Việc xác định khách hàng có thể được thực hiện bằng một số phương pháp. Nghiên cứu là phương pháp tốt nhất để có kết quả chính xác nhất. Trong nghiên cứu này, bạn phải thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về khách hàng mục tiêu của mình, bao gồm giới tính, tuổi tác, nhân khẩu học, vị trí, tâm lý học, sở thích, các nhãn hiệu ưa thích khác, ấn phẩm đã đọc và những thứ khác.
Ngoài ra, bạn có thể giao tiếp với khách hàng và thực hiện các cuộc khảo sát để biết được chi tiết điều họ muốn và nhu cầu họ đối với sản phẩm của bạn. Vấn đề cần quan tâm ở đây là bạn phải trực tiếp đến gặp khách hàng để thực sự hiểu họ, từ đó đưa ra những cải tiến cho sản phẩm và dịch vụ một cách tốt nhất, để phù hợp với khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến.
Hy vọng rằng bài viết mà nguoicantho đã chia sẻ có thể giúp quý bạn đọc phân loại khách hàng thành công. Từ đó biết đâu là các loại khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp mình cần hướng đến, để nhắm mục tiêu chính xác cho các chiến dịch marketing. Cuối cùng là cải thiện doanh thu, giúp doanh nghiệp đột phá.
Comments