Nội dung:
-
10 nguyên tắc kinh doanh cơ bản cần ghi nhớ
- 1. Nhìn nhận đúng đắn về bản thân mình
- 2. Tạo ra một sản phẩm mà mọi người đều yêu thích là điều không thể
- 3. Làm việc để học hỏi
- 4. Thành công được xây dựng trên sự dối trá sẽ không tồn tại lâu
- 5. Cần quản lý vốn hiệu quả để thu được lợi nhuận lớn
- 6. Luôn có ý tưởng phát triển kinh doanh
- 7. Không ngừng phát triển doanh nghiệp
- 8. Đừng hợp tác với những người bạn không thích
- 9. Không bán sản phẩm bạn không muốn mua
- 10. Luôn kiên định và có lòng tin vào bản thân
- Tiến hành áp dụng nhất quán các quy tắc kinh doanh
Ngoài kiến thức và chuyên môn, bạn cũng cần có những nguyên tắc trong kinh doanh để đạt được thành công. Vì những nguyên tắc này sẽ là kim chỉ nam cho bạn trong việc điều hành doanh nghiệp.
Ai cũng hiểu rằng việc điều hành một doanh nghiệp không mấy dễ dàng gì. Có rất nhiều vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu bạn không có những hướng dẫn hay nguyên tắc, doanh nghiệp rất dễ sụp đổ khi gặp khó khăn. Vì vậy, hãy khám phá ngay những nguyên tắc trong kinh doanh dưới bài viết này để thành công phát triển doanh nghiệp bạn nhé.
10 nguyên tắc kinh doanh cơ bản cần ghi nhớ
Tất nhiên, mỗi người sẽ có những nguyên tắc sống, nguyên tắc kinh doanh khác nhau. Những nguyên tắc này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến quan điểm và phương pháp điều hành doanh nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có những nguyên tắc chung để giúp một doanh nghiệp đạt được thành công. Dưới đây là 10 nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp bạn cần nắm để thành công.
1. Nhìn nhận đúng đắn về bản thân mình
Đầu tiên bạn cần phải biết được giá trị của bản thân mình, biết được mình là ai. Không nên so sánh kinh nghiêm, kỹ năng hay kiến thức của mình với bất kỳ ai. Bởi vì mỗi người đều có một điểm yếu, điểm mạnh khác nhau. Thay vì so sánh, bạn cải thiện điểm yếu của mình bằng cách trau dồi học hỏi với người khác.
Bạn cũng không nên quá tự ti, lo sợ hoặc chán nản khi gặp phải thất bại trong việc kinh doanh. Vì khi kinh doanh, thất bại là điều thường xuyên xảy ra, bạn hãy xem những thất bại đó là kinh nghiệm để có thể đương đầu với vượt qua những khó khăn mới.
2. Tạo ra một sản phẩm mà mọi người đều yêu thích là điều không thể
Nguyên tắc thứ hai trong kinh doanh mà bạn phải nắm được đó là không có sản phẩm nào mà ai cũng thích. Vì vậy, cố gắng làm ra một sản phẩm hoàn hảo và được mọi người yêu thích là điều không thể. Do đó bạn không cần phải buồn và thất vọng nếu có người không thích sản phẩm của mình. Tốt hơn hết bạn nên tập trung thời gian và tâm trí vào việc phát triển sản phẩm.
Mặc dù việc tạo ra một sản phẩm hoàn hảo là điều không thể, nhưng không có nghĩa là bạn phải chấp nhận bán một sản phẩm chất lượng thấp. Trên thực tế, điều này cho thấy sự phát triển của một sản phẩm là không giới hạn. Sử dụng những lời chỉ trích từ những người không thích sản phẩm của bạn làm đầu vào để phát triển sản phẩm. Để theo thời gian, sản phẩm của bạn sẽ được nhiều người thích hơn.
3. Làm việc để học hỏi
Nhiều người cho rằng học tập và làm việc là 2 thứ khác nhau. Trong khi đó, một trong những nguyên tắc trong kinh doanh có thể giúp bạn thành công dễ dàng hơn là làm việc để học hỏi. Việc học không chỉ có thể được thực hiện thông qua trường lớp, các khóa học hoặc chương trình đào tạo. Mà việc học hỏi cũng có thể được thực hiện từ những kinh nghiệm có được trong quá trình làm việc.
Trên thực tế, những gì bạn học được từ công việc thậm chí còn có thể áp dụng được và giúp bạn rất nhiều trong việc kinh doanh. Vì vậy, đừng bao giờ ngừng đánh giá và rút ra bài học từ công việc của mình đang làm. Tuy nhiên, để có được những bài học quý giá, bạn phải nghiêm túc và chỉn chu khi thực hiện công việc.
4. Thành công được xây dựng trên sự dối trá sẽ không tồn tại lâu
Không hiếm khi chúng ta thấy một doanh nhân nào đó thu được nhiều lợi nhuận khi làm ăn dối trá. Nhưng hãy tin rằng thành công được xây dựng trên sự dối trá sẽ không tồn tại lâu. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn nắm giữ nguyên tắc trong kinh doanh này, luôn trung thực khi kinh doanh để phát triển doanh nghiệp bền vững.
Hãy trung thực với khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, nhà phân phối và tất cả các bên liên quan đến hoạt động kinh doanh. Bởi vì sự trung thực sẽ tạo dựng niềm tin và khiến mỗi bên sẽ hợp tác lâu dài.
Mặt khác, một ngày nào đó, lời nói dối sẽ bị phanh phui và công việc kinh doanh sẽ sụp đổ. Đã có rất nhiều trường hợp cho thấy một doanh nghiệp bị phá hủy do bị bắt quả tang nói dối, kinh doanh lừa gạt. Vì vậy, đừng lặp lại sai lầm này chỉ vì bạn muốn thành công nhanh chóng.
Tham khảo thêm: Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh
5. Cần quản lý vốn hiệu quả để thu được lợi nhuận lớn
Bất cứ ai khi kinh doanh đều mong muốn thu được nhiều lợi nhuận bằng cách bỏ ra số vốn nhỏ nhất. Nhưng trên thực tế điều này rất ít xảy ra. Thay vì áp dụng nguyên tắc sử dụng ít vốn, tốt hơn hết bạn nên có nguyên tắc quản lý vốn hiệu quả, điều này là rất quan trọng trong kinh doanh.
Nếu bạn sử dụng vốn ít chất lượng sản phẩm sẽ không thể hoàn hảo được. Điều này sẽ khiến khách hàng tiềm năng có cái nhìn tiêu cực về doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách sử dụng vốn hiệu quả, tối ưu sẽ có thể mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp. Nguyên tắc này sẽ khuyến khích nhà kinh doanh đổi mới hơn trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của họ.
6. Luôn có ý tưởng phát triển kinh doanh
Bạn có cảm thấy rằng công việc kinh doanh của mình đã đạt đến đỉnh điểm? Nếu đúng như vậy thì bạn cần phải cẩn thận, vì đây thường là giai đoạn khởi đầu cho sự sa sút của một doanh nghiệp.
Một trong những nguyên tắc trong kinh doanh mà bạn cần phải có, đó là luôn có ý tưởng để doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, một doanh nghiệp sẽ không bao giờ đạt đến điểm cao nhất và ngừng phát triển. Có nguyên tắc này thì bạn sẽ luôn có động lực, mục đích để hướng đến phát triển kinh doanh. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển cho việc kinh doanh.
Vì vậy, theo thời gian, doanh nghiệp bạn điều hành sẽ dần trở nên lớn hơn. Tất nhiên, lợi ích bạn nhận được cũng sẽ nhiều hơn trước.
7. Không ngừng phát triển doanh nghiệp
Nguyên tắc kinh doanh này tương tự như nguyên tắc trên. Nhưng trong nguyên tắc này, bạn cần hiểu rằng thế giới luôn không ngừng thay đổi và phát triển. Do đó, công việc kinh doanh mà bạn điều hành không nên ở trạng thái nhàn rỗi hoặc không có gì đổi mới. Một doanh nghiệp phải có khả năng phát triển và luôn thích ứng với thời đại.
Khi kinh doanh sẽ luôn có những đối thủ mới sẵn sàng cạnh tranh với bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn không phát triển, bạn sẽ rất dễ bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Nguyên tắc này rất quan trọng nhưng hiện nay không được nhiều người chú ý. Đặc biệt là đối với những người thích sự an toàn, không mạo hiểm.
8. Đừng hợp tác với những người bạn không thích
Nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh này có liên quan đến các đối tác kinh doanh. Đó là, đừng làm ăn với những người bạn không thích ngay từ đầu. Vì không thích sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của bạn. Vì vậy, sự hợp tác mà bạn xây dựng với người đó sẽ không thể nào hoạt động tốt được.
Vì vậy, việc lựa chọn đối tác kinh doanh không thể thực hiện một cách tùy tiện. Bên cạnh việc phải xem xét kỹ năng, bạn còn phải quan tâm đến tính cách của người hợp tác với mình, xem họ có hợp với mình không.
Trên thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập cuối cùng tan rã vì sự bất đồng giữa những người sáng lập. Đó là lý do tại sao nếu cảm thấy không ổn ngay từ đầu, tốt hơn hết bạn không nên ép buộc hợp tác.
9. Không bán sản phẩm bạn không muốn mua
Nguyên tắc cơ bản thứ 9 trong kinh doanh mà bạn cần ghi nhớ là không bán những sản phẩm mà bản thân không muốn mua. Vì điều này nói lên rằng sản phẩm đó không có giá trị bán. Khi bạn marketing một sản phẩm, bạn phải tin tưởng rằng sản phẩm đó có chất lượng tốt và có thể là giải quyết cho một số nhu cầu của khách hàng. Để khách hàng bạn không mua phải những sản phẩm không có nhiều giá trị.
Thực hiện nguyên tắc này không có nghĩa là một người đàn ông không thể bán những sản phẩm dành riêng cho phụ nữ. Nhưng mấu chốt là phải đảm bảo rằng sản phẩm đó xứng đáng được đưa ra thị trường, xứng đáng với số tiền và khách hàng bỏ ra.
10. Luôn kiên định và có lòng tin vào bản thân
Để có được thành công trong kinh doanh không phải là một điều dễ dàng và diễn ra trong một sáng một chiều được, mà nó cần có nhiều thời gian. Đừng chỉ vì một lần thất bại mà bỏ cuộc.
Bạn có thể nhìn vào những tấm gương sáng, những doanh nhân thành công trên thế giới như Mark Zuckerberg hay Jack Ma. Những doanh nhân này cũng phải trải qua nhiều lần thất bại mới có được thành công rực rỡ như bây giờ. Cho nên, hãy kiên định và tin vào bản thân để đạt được thành công mà mình mong muốn bạn nhé.
Tiến hành áp dụng nhất quán các quy tắc kinh doanh
Việc xác định và áp dụng những nguyên tắc trong kinh doanh thực ra không quá khó khi mới bắt đầu. Nhưng để áp dụng lâu dài, xuyên suốt trong quá trình kinh doanh là một điều không phải ai cũng có thể làm được.
Điều này có thể do bạn quên hoặc một vấn đề nào nó xảy ra khiến bạn không thể sử dụng các nguyên tắc trong kinh doanh này. Tất nhiên câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể áp dụng một cách nhất quán những nguyên tắc này trong kinh doanh.
Câu trả lời là hãy thường xuyên đánh giá quyết định của bạn có mang lại lợi ích cho công ty hay không. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét sự phù hợp với các nguyên tắc kinh doanh, nếu các quyết định không phù hợp với những nguyên tắc trong kinh doanh trên thì bạn cần cân nhắc lại.
Sẽ tốt hơn nếu bạn truyền đạt những nguyên tắc kinh doanh này cho nhiều người biết. Bởi vì càng có nhiều người giữ được nguyên tắc thì càng có nhiều người thực hiện nguyên tắc. Để khi bạn quên những nguyên tắc kinh doanh này, đồng nghiệp của bạn sẽ lại nhắc nhở bạn. Và ngược lại, bạn có thể nhắc nhở những đối tác kinh doanh đã quên những nguyên tắc này.
Có các nguyên tắc trong kinh doanh là quan trọng. Vì khi có các nguyên tắc này, bạn sẽ không dễ mắc sai lầm trong mọi quyết định.
Tất nhiên, mọi người đều có thể có những nguyên tắc riêng trong việc điều hành doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên khi nắm giữ 10 nguyên tắc trong kinh doanh trên thì bạn sẽ dễ dàng thành công, doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững và lâu dài.
Comments