Nội dung:
Kinh doanh quán cafe là một ý tưởng thu hút nhiều chủ cửa hàng mong muốn đầu tư nhưng để thành công một cái gì đó không phải dễ dàng, nhiều chủ cửa hàng đã có ý tưởng rất hay đã đầu tư rất kĩ lưỡng, nhưng để thành công một cái gì đó không phải là điều dễ dàng, để mở quán cafe bạn cần chú trọng những điều gì thì bài viết dưới đây chia sẻ với các bạn để chuẩn bị tốt hơn trước khi bắt đầu kinh doanh quán cafe.
1. Một vài ý tưởng cho bạn bắt đầu mở quán cà phê
Khi mà bạn đã có số vốn trong tay rồi việc mở một quán cà phê vừa hay nhỏ cũng tùy vào vốn bạn có đừng thấy mọi người mở quán với mặt bằng lớn rồi ùa theo, bạn có thể kinh doanh theo nhiều hình thức, tại đây là một số ví dụ cho các loại hình kinh doanh:
Kinh doanh cà phê theo kiểu Take-away
Trong những năm gần đây loại hình kinh doanh cà phê take-away rất phát triển, mọi người chú trọng tiết kiệm thời gian, khi đi trên đường đến công ty tiện thể ghé qua bên vỉa hè hay lề đường mua một ly cà phê mang đi, không tốn quá nhiều thời gian lại rất tiện lợi vì thế mà kinh doanh cà phê take-away được nhiều dân văn phòng và người đi đường ưa chuộng.
- Ưu điểm của loại hình kinh doanh này là không tốn chi phí mặt bằng, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng đi đường.
- Nhược điểm là chi phí thuê nhiều nhân viên đứng bán, phải mua nhiều thiết bị pha cà phê và quản lý bán hàng khó tập trung, và nhân viên cũng có thể gian lận bất cứ lúc nào.
Kinh doanh quán cà phê quán cốc
Kinh doanh cà phê quán cốc là ý tưởng khá hay ở với việc đầu tư trang thiết bị không cần nhiều, đối tượng khách hàng là người trẻ đến sau giờ làm, và thường đông khách vào buổi tối, 1 ly vài chục ngàn thu hút nhiều khách hàng vì loại hình mang tính đời những quán cốc có không gian máy mẻ, gió trời tự nhiên, không gian trò chuyện của nhiều khách hàng với độ tuổi đa dạng.
Kinh doanh cà phê quán cốc không đòi hỏi vốn quá nhiều yêu cầu phải có không gian rộng, sân quán phải hợp và sạch sẽ.
Kinh doanh cà phê Acoutics
Cà phê aucoutics ngày trước cũng thu hút nhiều người, nếu bạn hợp tác với những bạn có đam mê chơi các loại nhạc cụ thì sẽ đỡ phải bỏ nhiều chi phí để thuê thêm ban nhạc. Chỉ cần bỏ thêm chi phí thiết kế sân khấu. Nếu địa điểm mặt bằng trong hẻm thì cà phê Acoustic là lựa chọn khá phù hợp.
Kinh doanh cà phê sách
Loại hình kinh doanh này thúc đẩy nhu cần đọc sách của nhiều người, nhiều bạn trẻ muốn tìm đến nơi yên tĩnh để đọc sách thì quán cà phê sách là địa điểm không thể bỏ qua.
Chủ quán cà phê phải trang trí và bố trí nhiều thể loại sách và cũng phải là người yêu đọc sách. Sách có thể là sách mới hoặc sách mua lại tại các cửa hàng chuyên bán sách truyện cũ để giảm chi phí đầu tư ban đầu.
Yêu cầu nhân viên phải thường xuyên kiểm tra lại vị trí sách, lau chùi bụi và kiểm soát số lượng sách cẩn thận. Thường xuyên cập nhật những quyển sách mới bổ ít để quán có sự mới mẻ.
Kinh doanh chuỗi cà phê thương hiệu
Một số thương hiệu quán cà phê của Việt Nam nổi tiếng không kém như: Highland, The Coffee House,... xây dựng nhiều chi nhánh, giá cả không rẻ nhưng thu hút được rất nhiều khách hàng đến.
Để tạo được thương hiệu như thế thứ nhất là chọn đúng địa điểm, thứ hai là tạo thiết kế, không gian, xây dựng được không khí trong quán phù hợp với phong tục tập quán sở thích của người địa phương tại đó, thứ ba là duy trì được chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm. Highland và The Coffee House đã xây dựng được không gian khách hàng thích đến để làm việc và duy trì vận hành ổn định mang lại trải nghiệm cho người dùng thích.
2. Kinh nghiệm mở quán cà phê thành công
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Bước đầu quan trọng trong kế hoạch mở quán cà phê là xác định đối tượng khách hàng mà bạn muốn phục vụ. Phân khúc khách hàng nhằm đánh mạnh vào đối tượng khách hàng tiềm năng muốn hướng tới, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp cho kế hoạch kinh doanh quán cà phê. Sau khi lựa chọn được đối tượng khách hàng bạn muốn phục vụ hãy đưa ra mô hình thiết kế quán cho phù hợp với đối tượng khách hàng, ví dụ nếu khách hàng chúng ta là những người doanh nhân, nhân viên văn phòng thì thiết kế không gian quán yên tĩnh phù hợp cho khách đến để làm việc, giải stress, bàn công việc, gặp gỡ bạn bè.
Lưu ý: ý tưởng của bạn có thực hiện được hay không cũng tùy thuộc vào số vốn bạn có.
Tìm và lựa chọn địa điểm phù hợp để mở quán cà phê
Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng rồi thì ta sẽ tìm mặt bằng, địa điểm vị trí quán phải lý tưởng với đối tượng khách hàng mà ta muốn ngắm tới. Ví dụ: nếu đối tượng là học sinh thì bạn cần lựa mặt bằng gần trường, gần kí túc xá… Hiện nay nhiều quán cà phê xây dựng theo kiểu cà phê mang đi cũng khá là phát triển.
Giá cả mặt bằng mình chọn so với giá các mặt bằng xung quanh như thế nào? Có phù hợp không, địa điểm phải đảm bảo an ninh có tốt không?, diện tích mặt bằng phải rộng rãi có thể khai thác nơi để xe...
Xây dựng menu
Bạn cần phải chuẩn bị 1 menu thật phong phú với chất lượng tốt. Đây chính là điểm có thể tạo ra sự khác biệt nhất cho các quán cà phê mới bắt đầu kinh doanh. Trình độ pha chế đồ uống chất lượng và dịch vụ phục vụ tốt sẽ có tác dụng giữ khách hàng những khách hàng đầu tiên biết tới quán và có thể họ sẽ giới thiệu cho bạn bè của mình. Vì thế cần có khả năng pha chế thức uống đồng thời tìm kiếm nguồn nguyên liệu thật chất lượng và định giá sản phẩm phù hợp, nguyên liệu phù hợp từ đó pha chế ra những thức uống hợp khẩu vị người Việt và tạo ra hương vị đặc biệt cho khách hàng của bạn
Thức uống độc quyền độc quyền giúp quán cafe của bạn đạt được điểm đặc biệt khiến khách nhớ đến quán của bạn.
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng
Quản lý cửa hàng bao gồm quản lý con người và quản lý doanh thu. Quản lý yếu kém là một trong những lý do khiến rất nhiều quán cà phê hiện nay trên thị trường sớm đóng cửa sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động. Chính vì vậy bạn cần phải trang bị những kỹ năng cần thiết của một quản lý để có thể nắm được mọi vấn đề khi quán đang hoạt động và xử lý một cách thích hợp biết cách phân công công việc và giám sát quá trình làm việc của nhân viên, theo dõi tình hình kinh doanh của cửa hàng.
Đào tạo nhân viên cho quán:
Đào tạo nhân viên là bước cực kì quan trọng nếu muốn quán phát triển vì nhân viên chính là bộ mặt của quán. Vậy nên hãy trang bị cho nhân viên những kiến thức cơ bản nhất để chăm sóc khách hàng. Một số nguyên tắc bạn cần trang bị cho nhân viên của mình để nâng cao hình ảnh của cửa hàng, ví dụ như: luôn tươi cười và thân thiện với khách hàng, lịch thiệp, phục vụ nhanh chóng, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng trong khả năng, chúc quý khách ngon miệng khi thưởng thức đồ uống, xin lỗi khi thời gian pha chế đồ uống quá lâu, chúc khách hàng những điều tốt đẹp và hẹn khách quay trở lại. Đó là những yếu tố đơn giản nhưng lại góp phần quyết định khách hàng có quay trở lại với cửa hàng lần thứ hai hay không tươi cười chào hỏi khách hàng khi khách bước vào quán, tham khảo ý kiến của khách hàng và lựa chọn chỗ ngồi cho khách phù hợp, tư vấn đồ uống có trong menu cho khách,…
Nếu bạn muốn nhân viên của mình có tất cả những kỹ năng đó, hãy tự trang bị trước cho mình những kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt và luôn thể hiện điều đó với khách hàng mọi lúc khi khách đến. Nếu bạn muốn tăng hiệu quả bán hàng của cửa tiệm thì trước hết bạn phải tổ chức nhóm. Bởi vì một nhóm bán hàng có tổ chức là kỹ thuật quản lý bán hàng quan trọng nhất để tăng doanh thu. Sau khi đào tạo từng nhân viên bạn sẽ tổ chức đào tạo theo nhóm, mỗi nhóm với nhiệm vụ khác nhau và làm việc tập thể với nhau.
Quản lý doanh thu cửa hàng:
Những con số có thể làm cho bạn đau đầu, từ số tiền chi ra thu được vào mỗi tháng mỗi tuần đến lương cho nhân viên, bạn phải tính toán và thống kê tất cả những thất thoát trong kinh doanh. Công việc quá nhiều đôi khi việc ghi chép sẽ không chính sát, bên cạnh đó, nếu xuất báo cáo dạng truyền thống thì không mang lại cái nhìn đa chiều, vì thế mà trong kinh doanh cửa hàng cà phê người ta thường trang bị một phần mềm quản lý doanh thu cho cửa hàng của mình, phần mềm nâng cao năng suất và tiết kiệm rất nhiều thời gian, chủ cửa hàng theo dõi giám sát tình hình kinh doanh dễ dàng không phải ghi chép thủ công như cách truyền thống nữa. Giống như việc bạn trang bị phần mềm tính tiền quán cà phê cho quán của mình, phần mềm sẽ tích hợp cả bán hàng và quản lý doanh thu lợi nhuận cho bạn.
Giao diện quản lý doanh thu của phần mềm bán hàng TPos |
Quảng cáo quán trên thông tin mạng xã hội và internet
Hình thức quảng cáo thông qua mạng là hình thức quảng cáo phổ biến và dễ tiếp cận giới trẻ cũng như là với mọi người, hình thức marketing này rất chi là hiệu quả có rất nhiều trang mạng quảng cáo hiện nay như Lozi, Foody, Facebook,… đã đem lại nhiều hiệu quả cho các chủ cửa hàng. Hãy tìm hiểu kĩ trước khi chi tiền để quảng cáo.
Quảng cáo là yếu tố quyết định sinh tử trong kinh doanh, không có nó thì rất khó thành công. Phải PR mạnh ngay từ lúc trang trí quán.
Ngoài 6 điều mình chia sẻ ở trên thì khi bước vào kinh doanh ca phê bạn còn phải chuẩn bị khá nhiều thứ. Hi vọng những chia sẻ trên đã cung cấp cho các bạn thông tin hữu ích giúp bạn bước đầu mở quán thuận lợi. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Các yếu tố quan trọng trong kinh doanh quán cà phê cần phải nắm.
Comments