Dịch bệnh Covid-19 khiến kinh doanh truyền thống bị ảnh hưởng nặng, hiện tại có rất nhiều cửa hàng đã đóng cửa tạm thời vì không thể kinh doanh nổi, dịch bệnh nếu cứ kéo dài trong 6 tháng liên tục có thể làm phá sản những ông chủ lớn. Những "con cá nhỏ" doanh nghiệp nhỏ có thể thấy được cơ hội của mình trong đó. Đều này dễ thấy khi những người kinh doanh nhỏ lẽ có thể chuyển hướng dễ dàng hơn. Thế giữa tâm dịch người bán hàng phải thích nghi hay là bỏ cuộc? cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Dịch CORONA có đang điều hướng người mua hàng?
Thực tế cho thấy dịch bệnh Corona đã đang điều hướng hành vi mua hàng của người dùng, mọi người trở nên ngại đến cửa hàng để chọn sản phẩm, nhiều người chọn cách mua hàng qua kênh trực tuyến, xu hướng chọn ứng dụng mua hàng trên các trang như Shopee, Tiki, Sendo, Lazada,… cũng nhiều hơn. Nếu muốn mua sản phẩm gì thì họ sẽ bật ngay ứng dụng yêu thích của mình trên điện thoại và tìm ngay sản phẩm muốn mua, mua hàng trên kênh thương mại cũng trở nên tự nhiên hơn không còn ngần ngại hay lo sợ như ngày trước nữa.
Khảo sát được thực hiện trong năm 2020 với hơn 1.000 chủ cửa hàng đang sử dụng phần mềm quản lý bán hàng (có quy mô 1 – 3 chi nhánh và trung bình 3 nhân viên/cửa hàng) cho thấy xu hướng kinh doanh kết hợp giữa offline và online đang giúp họ tiếp cận khách hàng theo đa điểm và bán hàng đa kênh.
Theo thống kê từ các chủ shop: Doanh thu của cửa hàng tăng lên 30% sau khi bắt đầu mở rộng kinh doanh trên Website đơn thuần chỉ bán tại cửa hàng và Fanpage Facebook.
Một ví dụ thực tế nữa đâu ngay nghĩ rằng một ngày những người chạy xe ôm sẽ “mất miếng ăn” vì công nghệ Grab và GoViệt phát triển mạnh. Trong tương lai nếu công nghệ phát triển và bạn không chịu cập nhật sớm thể bạn sẽ bị loại trừ.
Theo khảo sát, 90% chủ cửa hàng đang tận dụng kênh online để mở rộng kinh doanh, chủ yếu là theo mô hình O2O “Online to Offline” – mô hình kinh doanh bán lẻ giúp kéo khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến tới các cửa hàng truyền thống, tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch trước, sau và trong khi bán. Xu hướng này sẽ không chỉ tiếp tục ở thời điểm dịch bệnh hiện tại mà sẽ còn phát triển trong vài năm tới.
Vì vậy, trong bối cảnh dịch bệnh SARS-CoV-2 đang hoành hoành, khả năng nhiều ngành hàng sẽ bị ảnh hưởng trong 1 - 3 tháng tới. Việc thay đổi kênh bán hàng là điều bắt buộc để mang lại doanh thu.
Đâu là phương pháp giúp người bán trụ lại?
Bốn kênh bán hàng lớn nhất đó là bán truyền thống tại cửa hàng, bán qua kênh Facebook, bán hàng qua website, thương mại điện tử.
Tùy vào tính chất mỗi mặt hàng mà bạn nên chọn kênh bán hàng online phù hợp, ví dụ như quần áo nếu không phải thương hiệu nổi tiếng thì bán hàng thông qua kênh facebook hay instargam hiệu quả hơn website bán hàng.
Những doanh nghiệp kinh doanh lớn, có mặt trên thị trường lâu rồi thì đầu tư bán qua website sẽ tốt hơn là bán qua các kênh nhỏ. Nhưng nếu là kinh doanh nhỏ lẽ mình nghĩ bán qua kênh thương mại điện tử nên được ưu tiên.
Việc kết hợp bán hàng online to offline thông qua phần mềm bán hàng đa kênh giúp các chủ cửa hàng tối ưu chi phí vận hành và giảm thiểu chi phí quảng cáo. Việc kiểm soát đơn hàng, khách hàng hay tổ chức chương trình khuyến mãi dễ dàng hơn và bổ trợ cho nhau giúp tối giản việc thuê nhận sự và thời gian làm việc.
Kinh doanh đa kênh chính là xu hướng bán hàng đang phát triển. Nếu đang kinh doanh hãy sở hữu ngay một kênh bán hàng online kết hợp. Phần mềm bán hàng đa kênh sẽ hỗ trợ bạn bán hàng trơn tru hiệu quả hơn.
Comments