Nội dung:
- 1. Tạo mối quan hệ thân thiện để giữ chân khách hàng
- 2. Giữ chân khách hàng bằng quà tặng
- 3. Đảm bảo khách hàng của bản hài lòng
- 4. Cung cấp dịch vụ khách hàng bất ngờ
- 5. Xây dựng lòng trung thành của khách hàng bằng chương trình tích điểm
- 6. Chủ động giao tiếp với khách hàng
- 7. Cung cấp hơn mức lời hứa - chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả
- 8. Đo lường giá trị vòng đời của khách hàng
- 9. Xem xét các đối thủ
- 10. Theo dõi khách hàng sau khi bán hàng xong
Giữ chân khách hàng là một trong các mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nếu bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp phát đạt, bạn cần phải chăm sóc tài sản lớn nhất của mình - Đó là khách hàng.
Đáng buồn thay, hầu hết các doanh nghiệp đều bị ám ảnh bởi việc tạo ra khách hàng tiềm năng - nhưng lại không chú tâm đến việc giữ chân khách hàng cũ. Buồn thật sự!
Tất nhiên, có được khách hàng tiềm năng mới là một điều rất tốt, nhưng giữ chân khách hàng hiện tại mới là vấn đề chính bạn nên làm. Bởi vì, một số nghiên cứu phát hiện ra rằng 68% doanh số bán hàng sẽ đến từ khách hàng cũ. Và việc tìm kiếm một khách hàng mới sẽ tốn kinh phí trung bình gấp 7 lần so với việc giữ chân một khách hàng trung thành. Vì vậy hãy tìm hiểu ngay những cách giữ chân khách hàng dưới đây để đạt được thành công trong kinh doanh
1. Tạo mối quan hệ thân thiện để giữ chân khách hàng
Nếu bạn thấy cách giữ chân khách hàng này là tầm thường đối với bạn, thì hãy biết rằng bạn đã hết cách cứu chữa! Hãy thử nghĩ xem, đã bao nhiêu lần nhận được sự tiếp đón tệ hại, thờ ơ khi đặt chân vào một cửa hàng. Khi nhận được sự tiếp đón không chú đáo ở cửa hàng đó, bạn có muốn quay trở lại không? Có một sự thật khó tin là, khách hàng sẽ chọn nơi có thái độ phục vụ thân thiện mặc dù giá bán ở nơi đó cao hơn, đường đi xa hơn.
Một lần cắt tóc trong sự im lặng bối rối, một món ăn được phục vụ mà không hề “ngon miệng” hay một nhân viên bán hàng quá vội vàng đều là những trải nghiệm tồi tệ, có khả năng khiến khách hàng lãng quên hoặc tránh ra xa bạn mãi mãi.
Thay vì thờ ơ, im lặng, bạn hãy mỉm cười với từng khách hàng, trò chuyện hoặc hỏi xem nhu cầu chi tiết của họ là gì. Sau khi tạo mối quan hệ thân thiết, khách hàng sẽ bị cám dỗ quay lại với bạn chỉ vì cảm thấy được nuông chiều. Cho nên nếu bạn là một người khó tính, không thể xem “khách hàng là thượng đế” để phục vụ. Thì có một mẹo cho bạn là hãy xem khách hàng như người yêu của mình và chiều chuộng hết sức có thể. Còn nếu bạn vẫn không làm được thì hết cách cứu bạn rồi!
2. Giữ chân khách hàng bằng quà tặng
Hãy tưởng tượng rằng, có một đối thủ cạnh tranh đang làm việc ngay trước mặt bạn. Anh ta chỉ chào đón khách hàng và phục vụ khách hàng đó bình thường. Trong khi đó, bạn cũng phục vụ giống như đối thủ và làm thêm một việc nữa như: Tặng vị khách hàng đó một vật dụng nhỏ, có thể hữu ích như một chiếc bút hoặc một chiếc móc khóa.
Với cùng một dịch vụ, bạn nghĩ xem ai sẽ là người mà khách hàng nhớ đến nhiều hơn? Tất nhiên là của bạn rồi, đơn giản vì bạn đã dành cho vị khách hàng ấy một món quà nhỏ, nhờ đó anh ấy sẽ nhớ đến bạn hơn.
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của một món quà. Nó có thể khiến bạn mất một vài đồng không đáng kể, nhưng đối với khách hàng của bạn, nó sẽ tạo ra sự khác biệt giúp khách hàng ghi nhớ dịch vụ của bạn hơn các dịch vụ tương tự khác.
3. Đảm bảo khách hàng của bản hài lòng
Thoáng nhìn qua đây có lẽ là một lời khuyên tầm thường. Tuy nhiên, một chi tiết bị đặt sai vị trí hoặc sự hiểu lầm nhỏ rất có thể tạo ra sự bất mãn ở người mua hàng của bạn, ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng cũ. Vì vậy, để có thể giữ chân khách hàng hãy bắt đầu ngay lập tức công việc mà các công ty lớn gọi là "thu thập thông tin phản hồi ".
Phản hồi là phản hồi, quan sát hoặc nhận xét từ khách hàng đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nhờ họ, bạn sẽ có thể tìm hiểu xem mình đang thiếu sót và sai ở chỗ nào, từ đó cải thiện giúp sản phẩm, dịch vụ mình trở nên hoàn hảo.
Để giữ chân khách hàng cũ, thu thập phản hồi là một điều cơ bản cần phải làm, bởi vì nó cho phép bạn điều chỉnh các kỹ năng của mình và cung cấp trải nghiệm hàng tốt nhất cho mỗi khách hàng.
4. Cung cấp dịch vụ khách hàng bất ngờ
Nguoicantho luôn mong chờ những điều bất ngờ lớn trong ngày sinh nhật của mình. Không chỉ có mình nguoicantho mà tất cả chúng ta đều thích những điều bất ngờ.
Khi nói đến việc chăm sóc giữ chân khách hàng, hãy nghĩ đến một lời đề nghị có giá trị mà bạn có thể cung cấp cho họ - mà họ không hay biết. Những điều bất ngờ đến đột ngột. Hãy thử sử dụng các gói ưu đãi bất ngờ hoặc các món quà nhỏ không quá tốn kém để dành tặng cho khách hàng trung thành trong những dịp lễ đặc biệt.
Về mặt tâm lý, các nhà khoa học nói rằng sự ngạc nhiên rất tốt cho não bộ. Nó cũng mang lại niềm vui. Đó là gia vị của cuộc sống. Đừng đợi cho đến khi khách hàng của bạn đưa ra yêu cầu. Hãy hành động ngay lập tức và khiến họ ngạc nhiên nào.
5. Xây dựng lòng trung thành của khách hàng bằng chương trình tích điểm
Chương trình khách hàng thân thiết luôn đem lại những lợi ích to lớn, khiến bạn phải bất ngờ. Sẽ không có khách hàng nào có thể thờ ơ với những lợi ích mà bạn cung cấp cho họ.
Một chương trình rất đơn giản để thiết kế và thực hiện. Bạn chỉ cần lập ra một danh mục giải thưởng hấp dẫn hoặc các ưu đãi dành cho các khách hàng của bạn, những ưu đãi và giải thưởng này chỉ có thể bằng điểm và điểm sẽ được cộng vào nếu khách mua hàng ở cửa hàng của bạn.
6. Chủ động giao tiếp với khách hàng
Người thông minh, thành công là người luôn biết cách chủ động. Hãy chủ động tìm đến khách hàng và giới thiệu những công dụng, thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Thông thường khách hàng sẽ luôn tìm kiếm những thông tin nhưng họ sẽ không biết cách tìm thông tin chính xác liệu xem cái nào là phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Cho nên, bạn cần đem đến những thông tin cần thiết cho họ và khuyến khích họ “hành động”. Bạn có thể gửi email, sms cho khách hàng hoặc chạy quảng cáo trên các kênh mạng mã hội để tiếp cận và cung cấp thông tin cho khách hàng một cách nhanh nhất.
7. Cung cấp hơn mức lời hứa - chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả
Bởi vì một lời hứa là một món nợ. Thật nguy hiểm khi hứa những gì bạn không thể cung cấp. Theo thống kê từ nhiều nguồn, khi một khách hàng không hài lòng, anh ta có thể sẽ nói với khoảng 20 người khác về trải nghiệm tiêu cực của họ đối với thương hiệu.
Cho nên để tránh làm tổn thương khiến khách hàng của bạn mất lòng tin thì bạn cần “hứa hẹn và thực hiện trên mức lời hứa”.
Hãy nhớ rằng, khách hàng có thể sẽ gây hấn chống lại doanh nghiệp bạn khi bạn làm họ thất vọng. Nếu bạn hứa sẽ giao một sản phẩm trong 20 phút, hãy có mặt trước thời gian đó 15 phút hoặc 5 phút. Đơn giản như thế này là bạn đã có thể thành công trong việc làm hài lòng khách hàng của mình.
8. Đo lường giá trị vòng đời của khách hàng
Giá trị vòng đời của khách hàng ( viết tắt CLV ) là một trong những chỉ số hiệu suất chính quan trọng giúp cho bạn thấy được giá trị của khách hàng trong một khoảng thời gian.
Ví dụ: Nếu bạn bán các khóa học trực tuyến và tính phí hàng tháng, bạn sẽ không thực sự quan tâm đến khách hàng mới mà điều bạn cần quan tâm sẽ là giá trị lâu dài của mỗi khách hàng trung thành mua sách của bạn.
Sẽ cần rất nhiều công sức và tiền bạc để có được khách hàng. Là một người kinh doanh, bạn cần phải biết được giá trị mà mỗi khách hàng mang lại cho doanh nghiệp của bạn. Nó được gọi là vốn chủ sở hữu của khách hàng.
Việc bạn giữ chân nhóm khách hàng có giá trị lâu dài này cũng sẽ có hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu của bạn. Những nhóm khách hàng cũ này sẽ giới thiệu những người khác đến doanh nghiệp của bạn thông qua truyền miệng. Không có chiến lược marketing nào hiệu quả bằng phương pháp truyền miệng được cả.
9. Xem xét các đối thủ
Bạn đừng nên chỉ chú ý đến những việc đưa ra các chiến lược chăm sóc giữ chân khách hàng cho doanh nghiệp mà bỏ qua các đối thủ cạnh tranh của mình. Thị trường ngày càng biến động và cạnh tranh gay gắt, các đối thủ cạnh tranh sẽ có thể tạo ra những cú đột phá bất ngờ. Cho nên hãy nghiên cứu các chiến lược của đối thủ để có thể ứng biến phù hợp trọng các chiến lược giữ chân khách hàng của mình.
10. Theo dõi khách hàng sau khi bán hàng xong
Sau khi bạn bán hàng cho khách hàng, đừng ngừng giao dịch với người đó, đặc biệt nếu doanh nghiệp là kinh doanh online. Bạn vẫn phải giao tiếp với người tiêu dùng và hỏi xem sản phẩm anh ta đã mua như thế nào. Có hợp với anh ấy hay không, có phản biện gì để tạo ra sản phẩm mới hay hơn nữa.
Nếu sản phẩm bạn đang bán là hàng tiêu dùng được, bạn cũng có thể hỏi sản phẩm đó có hết hàng hoặc gần hết hay không. Ước tính sản phẩm có thể tồn tại trong bao lâu sau đó yêu cầu thời điểm đặt đơn hàng tiếp theo. Bằng cách này, lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng sẽ được duy trì và bạn sẽ không bị mất khách hàng. Đây là cách giữ chân khách hàng rất hiệu quả nhưng lại có rất ít doanh nghiệp chú ý đến nó.
Mặc dù việc giữ chân khách hàng là một điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực chăm chỉ và áp dụng đúng những chiến lược giữ chân khách hàng cũ trên sẽ đem những thành công bất ngờ mà bạn không ngờ đến. Hãy bắt tay vào việc chăm sóc khách hàng để củng cố thêm lòng trung thành với khách hàng ngay bây giờ bạn nhé!
Mặc dù biết việc giữ chân khách hàng là một bài toán khó, tuy nhiên nếu như bạn thực sự nỗ lực và áp dụng tốt những bí kíp này chắc chắn khách hàng sẽ trở lại với bạn. Ngay từ bây giờ, bạn cần bắt tay vào việc tìm kiếm và củng cố thêm lòng trung thành từ phía khách hàng của bạn. Chúc các bạn thành công!
Comments